Chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn so với Thái Lan, Indonesia khiến giá xe lắp ráp chưa thể rẻ như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Tháng 6/2019, Toyota giới thiệu Fortuner bản lắp ráp với mức giá tăng nhẹ so với bản nhập khẩu Indonesia 2-7 triệu đồng. Quyết định của liên doanh Nhật đến chỉ sau hơn 2 năm kể từ 2017, thời điểm hãng chuyển Fortuner từ lắp ráp sang nhập khẩu nhằm tận dụng ưu đãi thuế 0% khi nhập xe từ các nước ASEAN về bán tại Việt Nam.
Tháng 7/2020, Mitsubishi ra mắt Xpander AT lắp ráp trong nước, mẫu MPV hiện bán chạy nhất thị trường ôtô Việt Nam kèm mức giá không đổi so với bản nhập khẩu, 630 triệu đồng. Phiên bản số sàn MT vẫn duy trì hình thức nhập từ Indonesia.
Hôm 21/7, sau nhiều lần phủ nhận, Honda cuối cùng vén màn CR-V phiên bản lắp ráp tại nhà máy ở Vĩnh Phúc. Mức giá dự kiến cho bản cao nhất của mẫu CUV bán chạy nhất phân khúc là 1,2 tỷ đồng, nhỉnh hơn bản nhập khoảng 25 triệu đồng.
Trước nay, xe nhập khẩu do chịu các loại thuế cao nên thường đắt hơn rất nhiều so với xe lắp ráp. Kỳ vọng của khách hàng luôn là “xe lắp ráp phải rẻ”. Nhưng Fortuner, CR-V hay Xpander lắp ráp trong nước không như kỳ vọng của người tiêu dùng, giá không thấp, thậm chí cao hơn so với bản nhập khẩu.
“Chi phí nhập một bộ linh kiện hoàn chỉnh dùng để lắp ráp ôtô từ nhà cung ứng ở nước ngoài khi về Việt Nam còn cao hơn so với nhập một mẫu xe CBU hoàn thiện. Đó là nguyên nhân cơ bản”, sếp phụ trách marketing một hãng xe Nhật nói. “Giá không thấp hơn so với nhập khẩu nhưng hãng chọn lắp ráp những dòng xe chiến lược như một cách để chủ động hơn về nguồn cung”.
Chi Nghịch lý xe lắp ráp ở Việt Nam đắt hơn xe nhập khẩu phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn so với Thái Lan, Indonesia khiến giá xe lắp ráp chưa thể rẻ như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Tháng 6/2019, Toyota giới thiệu Fortuner bản lắp ráp với mức giá tăng nhẹ so với bản nhập khẩu Indonesia 2-7 triệu đồng. Quyết định của liên doanh Nhật đến chỉ sau hơn 2 năm kể từ 2017, thời điểm hãng chuyển Fortuner từ lắp ráp sang nhập khẩu nhằm tận dụng ưu đãi thuế 0% khi nhập xe từ các nước ASEAN về bán tại Việt Nam.
Tháng 7/2020, Mitsubishi ra mắt Xpander AT lắp ráp trong nước, mẫu MPV hiện bán chạy nhất thị trường ôtô Việt Nam kèm mức giá không đổi so với bản nhập khẩu, 630 triệu đồng. Phiên bản số sàn MT vẫn duy trì hình thức nhập từ Indonesia.
Hôm 21/7, sau nhiều lần phủ nhận, Honda cuối cùng vén màn CR-V phiên bản lắp ráp tại nhà máy ở Vĩnh Phúc. Mức giá dự kiến cho bản cao nhất của mẫu CUV bán chạy nhất phân khúc là 1,2 tỷ đồng, nhỉnh hơn bản nhập khoảng 25 triệu đồng.
Trước nay, xe nhập khẩu do chịu các loại thuế cao nên thường đắt hơn rất nhiều so với xe lắp ráp. Kỳ vọng của khách hàng luôn là “xe lắp ráp phải rẻ”. Nhưng Fortuner, CR-V hay Xpander lắp ráp trong nước không như kỳ vọng của người tiêu dùng, giá không thấp, thậm chí cao hơn so với bản nhập khẩu.
Vì sao?
“Chi phí nhập một bộ linh kiện hoàn chỉnh dùng để lắp ráp ôtô từ nhà cung ứng ở nước ngoài khi về Việt Nam còn cao hơn so với nhập một mẫu xe CBU hoàn thiện. Đó là nguyên nhân cơ bản”, sếp phụ trách marketing một hãng xe Nhật nói. “Giá không thấp hơn so với nhập khẩu nhưng hãng chọn lắp ráp những dòng xe chiến lược như một cách để chủ động hơn về nguồn cung”.
Theo vị này, thuế nhập khẩu linh kiện ôtô vào Việt Nam hiện nay trung bình khoảng 7-9%. Khi sản xuất tại Việt Nam, giá xe ban đầu khó giảm so với việc nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia chỉ với thuế 0% theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 2018.
Một khía cạnh khác chi phối giá xe xuất xưởng là mức nội địa hóa linh kiện. Tỷ lệ nội địa hóa xe con sản xuất tại Việt Nam hiện chỉ đạt 7-10%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và dưới con số trung bình của ASEAN (55-60%). Theo báo cáo của Bộ Công thương, ngành xe nói chung hiện chỉ tự làm được các thành phần như săm, lốp, ghế ngồi, bộ dây điện… có hàm lượng công nghệ thấp.