Các cảm biến và bộ truyền động khác nhau có tác dụng phát hiện bất kỳ sự cố và truyền thông tin này lên máy tính của bạn. Trong trường hợp xe rung lắc, đèn báo động cơ xuất hiện trên bảng điều khiển của bạn.Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, khi đèn cảnh báo động cơ (check engine) xuất hiện liên tục thay vì đều đặn, điều này cảnh báo rằng xe bạn đang gặp một vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là 8 nguyên nhân khiến đèn cảnh báo động cơ phát sáng

1. Cảm biến đo gió hư hỏng

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến động cơ phát sáng. Vì hệ thống cảm biến đo gió được bố trí ngay sau bầu lọc gió có tác dụng đo lưu lượng gió trong buồng đốt, để từ đó ECU sẽ tính lượng gió cần thiết để làm tối ưu hiệu suất của động cơ.

Nếu như cảm biến bị các hiện tượng như đứt dây, lỏng giắc, bị bẩn… sẽ khiến cảm biến hoạt động không hiệu quả. Kết quả là động cơ hoạt động kém hơn vì tỷ lệ gió và nhiên liệu đưa vào không chuẩn xác.

Do cảm biến đo gió là một bộ phận quan trọng và rất nhạy cảm, vì vậy khi vệ sinh chúng ta cần phải sử dụng các đồ chuyên dụng.

2. Cảm biến ô-xy không hoạt động

Cảm biến ô-xy có chức năng đo lượng ô-xy dư thoát ra ngoài, từ đó điều chỉnh lượng nhiên liệu bơm vào. Nếu như cảm biến ô-xy hoạt động không đúng có thể làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu lên 30%. Có 2 nguyên nhân chính khiến cảm biến hoạt động không chính xác là đường dây dẫn bị đứt và bị chập chờn hoặc do chính cảm biến ô-xy không hoạt động.

3. Hư hỏng bộ lọc khí thải

Nguyên nhân đầu tiên là do động cơ bị ăn dầu. Nguyên nhân thứ hai là do đánh lửa sai. Cả hai điều này đều dẫn đến hiện tượng có muội trong khói xe. Nếu để hiện tượng này kéo dài, chúng sẽ bám trong ống xả, lâu dần gây hư hại cho hệ thống xả khí thải của xe.

4. Hư hỏng dây cao áp và bộ chia điện

Đối với các xe đời mới thường sử dụng các bộ dây cao áp, mô bin đánh lửa, các xe đời cũ thường là các bộ chia điện. Trong trường hợp dây cao áp và mô bin bị hỏng sẽ khiến cho một hoặc nhiều bu-gi không đánh lửa được.

Điều này cũng gây ra hiện tượng xăng hoặc nhiên liệu không đốt hết, thậm chí có thể làm hỏng bộ lọc khí thải. Chính vì vậy quy trình của chúng ta là kiểm tra các dây cao áp, nếu dây bị hở còn gây ra hiện tượng phóng điện ra ngoài.

5. Hỏng bu-gi đánh lửa

Bu-gi hỏng cũng là lỗi phổ biến gây ra báo lỗi động cơ. Bu-gi là bộ phận phải làm việc vất vả, do vậy bộ phận này thường bị hỏng trên xe ô tô. Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng, bu-gi thường bị mòn đầu cực hoặc bị chết hẳn.

Nếu gặp hiện tượng này, chúng ta phải thay bu-gi mới. Ngoài ra, nếu bu-gi nào bị chết còn gây ra hiện tượng làm xe rung giật, nhiên liệu bơm vào không được đốt hết.

6. Hư hỏng hệ thống van hằng nhiệt

Van hằng nhiệt là chi tiết bên trong hệ thống làm mát của động cơ. Vai trò của van hằng nhiệt là đóng và mở để cho nước làm mát lưu thông vào khoang động cơ.

Van hằng nhiệt dễ bị bụi bẩn sau nhiều năm sử dụng hoặc bị kẹt cũng dẫn đến việc bị báo lỗi động cơ. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải kiểm tra kỹ van hằng nhiệt để xem nguyên nhân từ đâu.

7. Nắp bình xăng

Thông thường nếu nắp bình xăng kín và chặt thì áp suất trong bình xăng sẽ đạt được mức tối ưu và cảm biến có thể do được mức áp suất đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nắp bình xăng bị hở hoặc gioăng cao su trên nắp bình xăng bị hỏng cũng gây nên hiện tượng báo lỗi động cơ.

Tưởng chừng như khá đơn giản nhưng đây là hiện tượng thường gặp nhất liên quan đến đèn báo động cơ. Giải pháp là chúng ta kiểm tra các gioăng bên trong và vặn chặt nắp bình xăng.

8. Kẹt Rơ-le hoặc van lọc khí nhiên liệu

Đây là 2 bộ phận cũng thường xuyên gây báo lỗi động cơ. Van lọc khí nhiên liệu có tác dụng thu hồi nhiên liệu và đẩy nhiên liệu về buồng đốt, qua đó giúp xe tối đa được hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu.

Nếu van bị hỏng sẽ gây ra báo lỗi động cơ. Tuy nhiên, chỉ có máy kiểm tra chuyên dụng mới có thể kiểm tra được bộ phận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0913 364 212(Zalo)
Inbox fanpage